Vì sao không nên cho bé ăn dặm sớm
20/10/2020
Đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn cơn đói bụng của trẻ chính là lúc mà bé phải ăn dặm thêm bên ngoài, tùy vào sự phát triển khác nhau của mỗi trẻ mà giai đoạn này đến sớm hoặc muộn.
Tuy nhiên các mẹ thường thắc mắc khi nào nên cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất, có nên cho trẻ ăn dặm sớm không, tác hại của việc cho bé ăn dặm sớm… tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây
Sau đây là những lý do không nên cho trẻ ăn dặm sớm
- Hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng: Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, enzyme để tiêu hóa hết những thực phẩm mà bạn cho bé ăn.
- Khả năng tiêu hóa chưa tốt: Hệ tiêu hóa của bé không đủ sức phân cắt hết protein, tinh bột thành các mảnh nhỏ để sử dụng.
- Bé dễ bị sặc, nghẹn: Khi thực phẩm đặc, lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa
- Thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng: Khi ăn dặm sớm, lượng sữa mẹ nạp vào giảm sẽ khiến bé bị thiếu nhiều dưỡng chất.
- Dễ nhiễm bệnh đường hô hấp: Khi ăn dặm sớm, bé tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh sẽ gây ho, sốt, nhiễm cúm và viêm đường hô hấp trên.
- Dễ ăn quá đà: Do còn quá nhỏ nên bé chưa biết từ chối ăn dẫn đến việc ăn quá no gây khó thở, nôn, trào ngược, viêm thực quản.
- Rối loạn tiêu hóa: Thức ăn khó tiêu hơn sữa mẹ và có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nên làm bé bị rối loạn tiêu hóa.
- Tổn thương dạ dày: Nếu cho ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa sẽ cọ xát vào thành dạ dày và gây tổn thương.
- Bé chậm lớn: Bé không thể hấp thụ dinh dưỡng triệt để từ thức ăn nên sẽ bị thiếu dưỡng chất. Cùng với việc dễ mắc bệnh khiến trẻ chậm lớn.
- Bệnh lý tương lai: Việc ăn dặm sớm có thể sẽ khiến bé mắc phải một số bệnh lý về sau như chàm eczema, hen, dị ứng thực phẩm, đái tháo đường, thừa cân béo phì và cao huyết áp…