11 bí kíp dạy con thông minh, tự lập, kỉ luật của mẹ Nhật
Trẻ em Nhật Bản nổi tiếng với tính kỷ luật và tự lập cao, ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ. Cách dạy con của người Nhật Bản cũng là bí quyết được nhiều ông bố bà mẹ ở Việt Nam tìm hiểu áp dụng. Vậy người Nhật dạy con như thế nào?
1. Tính kỷ luật
Chắc hẳn quý bạn đã biết, Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao và điều này được giáo dục ngay ở những đứa bé. Cha mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng các hình phạt, cũng như mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương để những đứa con của mình tự động “bắt chước” những hành vi của bố mẹ.
Chính vì vậy, muốn dạy con theo kiểu Nhật Bản thì bản thân cha mẹ phải là người tuân thủ kỷ luật. Nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết, chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.
2. Không nói về những đứa con của mình
Trong khi các bà mẹ thường cởi mở chia sẻ, phụ nữ Nhật thường có xu hướng giữ sự riêng tư cá nhân, chỉ chia sẻ cho những người thân cận nhất. Tất cả những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không. Họ không bao giờ khoe khoang con của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để vào các trường top đầu.
3. Tạo ra hoàn cảnh gian khổ để học cách chia sẻ
Có câu chuyện về người phụ nữ tên Hideko thường chỉ mua cho hai đứa nhỏ một cây kem. Đối với một cây kem này, việc ai cầm, ai ăn trước, ai cắn được miếng lớn hơn là điều khiến hai đứa trẻ thường xuyên tranh cãi. Hideko thường không lên tiếng, chỉ im lặng nhìn xem bọn trẻ xử lý, chỉ khi một trong hai đứa trẻ có biểu hiện quá khích mới can thiệp.
Lúc ăn cơm tại nhà hàng, cô cũng chỉ gọi một phần thức ăn, đồ chơi cũng chỉ có một. Có thể nhiều người nhìn không quen, cảm thấy Hideko rất keo kiệt, cần gì phải để bọn nhỏ tranh giành như vậy, cùng để bọn nhỏ vui vẻ không tốt hơn sao!
Hideko đương nhiên mua được hai phần, thậm chí là hai phần thức ăn giống hệt nhau. Thế giới này chỉ có vật chất là càng ngày càng đầy đủ, nhưng vấn đề là, tất cả mọi thứ trên thế giới này đều chuẩn bị sẵn hai phần cho chúng ta sao?
Khi mọi người khao khát một thứ gì đó mà chỉ có một cái, họ sẽ xử lý ra sao? Nằm ăn vạ trên mặt đất, lăn qua lăn lại là có thể giải quyết vấn đề? Dù trong xã hội hay tại nhà trẻ, trường học, bọn nhỏ đều được tôn trọng, được cho phần ngang hàng, cơ hội chia sẻ càng ngày càng ít, cho nên, Hideko phải tận lực sáng tạo ra, tạo ra hoàn cảnh gian khổ để trẻ nhỏ học cách chia sẻ, nhường nhịn và tìm ra phương pháp tự mình giải quyết vấn đề.
4. Luôn nghĩ cho người khác
Tất cả phụ huynh ở Nhật đều phải dạy dỗ con mình ngay từ lúc trẻ bắt đầu có ý thức không nên làm phiền người khác, luôn giữ thái độ ôn hòa, hành động phù hợp. Điều này thể hiện đặc biệt ở chỗ công cộng, không được làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người.
5. Cho phép tranh giành, để con tự tìm năng lực
Ngoại trừ tranh giành đồ ăn, tranh giành đồ chơi, trẻ nhỏ còn tranh chấp đủ loại đồ vật, thậm chí kể cả ngủ với mẹ. Ngày nay ai ngủ bên phải mẹ, ai ngủ bên trái, trái hay phải không phải đều giống nhau hay sao? Thế mà chúng cũng tranh giành. Có khi thỏa thuận không thành liền động thủ, có khi đánh nhau đến nỗi hai đứa đều khóc lớn mà cũng không dừng tay. Mẹ Nhật thường không ngăn cản, cũng không giảng giải chị nhất định phải nhường em.
Trong nhà có thể thông qua sự can thiệp của cha mẹ để tạo ra hoàn cảnh công bằng, nhưng ở trường học và xã hội không có công bằng tuyệt đối. Từ lúc nhỏ đã để cho trẻ tự tìm tòi ra năng lực của mình, nhận ra mình thật nhỏ bé trong xã hội, phải tuân theo quy tắc của xã hội, thậm chí phải thừa nhận một số quy tắc ngầm. Nếu không phục, chúng sẽ phải tự mình cố gắng vượt lên khỏi vị trí hiện tại.
6. Kể những câu chuyện cổ tích và so sánh với thực tế
Những câu chuyện cổ tích có rất nhiều ở Nhật, vào những lễ hội như Tengu Matsurii, tưởng nhớ một con yêu tinh hay lễ hội ném đậu xua đuổi mua quỷ Setsubun. Từ những câu chuyện về các nhân vật ấy, bố mẹ sẽ kể cho trẻ những liên tưởng về người xấu trong xã hội bây giờ, một cuộc sống khắc nghiệt đang chờ đón trẻ khi lớn lên.
7. Có thể không ăn cơm, nhưng sự tập trung không thể bị quấy nhiễu
Bồi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ nhỏ là chuyện vô cùng quan trọng. Nhà cửa cần phải dọn dẹp sạch sẽ chỉnh tề, chỉ có sách là có thể bừa bộn. Bọn nhỏ thường để sách ở nơi thuận tay, có đôi khi thậm chí còn bừa bộn nữa, giống như ai đó vừa bỏ sách mà chạy đi toilet gấp vậy.
Trẻ nhỏ khi gặp vật gì có hứng thú sẽ tự mình cầm xem. Đúng lúc này nếu vừa đến thời gian ăn cơm, mẹ Nhật sẽ tuyệt đối không hô “Ăn cơm đi” mà cắt đứt sự tập trung của bọn nhỏ với thế giới sách vở. Đói một chút thân thể không xảy ra vấn đề gì, nhưng nếu thường xuyên bị cắt đứt như vậy, quãng thời gian quý giá giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung sẽ vĩnh viễn không còn nữa.
Khi con cái đang tập trung tinh thần đọc sách, không nên vì yêu thương mà phá vỡ không gian tập trung của trẻ.
8. Khuyến khích trẻ bộc lộ năng lực bản thân
Trẻ được tự do lựa chọn các môn học mình thích và làm theo. Trẻ em thường được cha mẹ hỏi về buổi học ở trường, và tự do bày tỏ suy nghĩ của riêng mình.
Trẻ em ở đất nước này luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm…
Thậm trí, trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi cắm trại qua đêm ở trường do nhà trường tổ chức. Khiến các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.
9. Chia sẻ việc bếp núc!
Đừng tưởng rằng, trẻ nhỏ ngay cả bản thân còn chưa thể gánh vác, thì không có khả năng giúp đỡ người khác. Trẻ con từ rất nhỏ đã có tâm muốn học cách giúp đỡ người khác, người lớn nhất định phải coi trọng chuyện này, không thể chỉ nghĩ: “Chỉ tổ gây cản trở chứ chẳng giúp được gì”.
Đối với người lớn thì chuyện này không có ý nghĩa gì, nhưng với trẻ, tự mình lấy hết toàn lực giúp người xung quanh là một việc vô cùng thành công giúp tăng cường sự tự tin của chúng, càng quan trọng hơn là xúc tiến sự phát triển về thân tâm của con cái, dẫn dắt chúng sau này có thể thuận lợi tiến vào xã hội.
10. Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi
Có thể nhiều người cảm thấy Nhật Bản lễ tiết rườm rà, nhưng thực tế thì những người từng được đối đãi qua như vậy đều không có ai tỏ vẻ phản cảm. Những đứa trẻ coi thường lao động, coi thường quan tâm đến người khác, thì nhất định sẽ không có tiền đồ tương lai tốt đẹp.
Trẻ không biết xin lỗi cha mẹ cũng sẽ đem tất cả sai lầm đổ lỗi cho người khác, có thể nhìn được những đứa trẻ như vậy tương lai vào xã hội sẽ gặp phải bao nhiêu vách tường cản trở chứ! Chỉ cảm ơn và xin lỗi trong lòng là không đủ, nhất định phải cổ vũ bọn trẻ dùng ngôn ngữ, chữ viết và hành động mà biểu đạt ra.
11. Cổ vũ con mạo hiểm và thử nghiệm
Thông thường, những đứa trẻ thích mạo hiểm thì chỉ số thông minh đều tương đối cao, dù cho bị cấm cũng sẽ giấu cha mẹ làm những việc chúng muốn làm, thử nghiệm và khiêu chiến có thể mang đến sự phát triển càng lớn hơn.
Quá nghiêm khắc chỉ trích sẽ bóp chết thiên tính và tiềm năng của trẻ. Tuy biết là có nguy hiểm nhất định, nhưng trẻ nhỏ muốn làm gì, chỉ cần trong phạm vi hợp lý, nên cổ vũ chúng thử nghiệm. Tuy có thể sẽ có một chút mạo hiểm, nhưng cha mẹ cũng phải học cách chịu đựng áp lực, bình tâm đối mặt với sự mạo hiểm từ trẻ.
Bọn nhỏ bị thương không đáng sợ, sợ chính là chúng không học được làm sao đối mặt với tổn thương, khó khăn và thử thách.
Hideko biết rõ cái gì là hạnh phúc, nhưng quyết không đem tất cả hạnh phúc đưa cho bọn nhỏ. Hideko chờ mong chính là những đứa con kiên cường và dũng cảm hơn mình, cũng chờ đợi đến lúc bọn nhỏ có thể tìm được cảm giác khi tự mình tìm thấy hạnh phúc.
Tóm lại:
Mục đích cuối cùng của dạy con cái là để trẻ nhỏ có thể tự lập. Cuộc sống không có trở ngại không hề tồn tại ở thế giới này, chúng ta phải giúp con trẻ học được cách đối diện với nguy cơ và khó khăn, dũng cảm đứng lên nghênh đón và đối mặt, tự mình tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình.